Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Phương Pháp Xử Lý Bề Mặt Trong Sơn Tĩnh Điện

18/05/2019
Tin tức

Trả lời câu hỏi: Phương pháp xử lý bề mặt nào tối ưu trong công nghệ sơn tĩnh điện.
Chúng ta ai cũng biết, xử lý bề mặt trong sơn tĩnh điện quan trọng như thế nào, chính vì thế nhiều khi ta phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp nhất.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỀ MẶT TRONG SƠN TĨNH ĐIỆN

Trả lời câu hỏi: - phương pháp xử lý bề mặt nào tối ưu trong công nghệ sơn tĩnh điện.
Chúng ta ai cũng biết, xử lý bề mặt trong sơn tĩnh điện quan trọng như thế nào, chính vì thế nhiều khi ta phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp nhất.
Bài viết này ta cùng nhau đi phân tích sự được và mất, ưu điểm, nhược điểm, mức đầu tư, vân vân và mây mây giữa hai phương pháp chính là phun cát, bi và hóa chất xử lý bề mặt.
Đầu tiên ta nói về phun cát:
- Phun cát có từ thời điểm nào chắc trong mỗi chúng ta hiếm có người khẳng định được, nhưng có một điều chắc chắn là nó phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là đóng tàu.
Phun cát chia là làm 2 loại là phun cát khô và phun cát ướt.
+ Phun cát ướt là sử dụng cát và áp lực của nước để tạo ra ma sát, làm sạch bề mặt cần phun. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn 1 rủi ro chí mạng mà nó liên quan khá nhiều đến mức đầu tư của chúng ta.
Bản thân lớp dầu mỡ trên vật sơn chính là lớp chống oxi hóa hay dân gian gọi là chống rỉ. một khi xử lý lớp dầu này đi thì rất nhanh thôi nó sẽ rỉ.
Và nếu không xử lý khô kịp thậm chí ta không kịp phun sơn thì hàng đã rỉ. tình trạng này gặp khá nhiều.
Có 1 phương pháp để giảm thiểu việc rỉ nhanh của vật sơn được xử lý bằng phương pháp này đó chính là đầu tư thêm một hệ thống sấy khô sản phẩm trước sơn và tất nhiên là chi phí để đầu tư khoản này cũng khá khá rồi.
+ Phun cát khô là sử dụng cát và áp lực của khí nén đẩy hạt cát đi với áp xuất lớn. tạo ra ma sát và làm sạch bề mặt vật sơn.
Điểm đầu tiên ta nói về ưu điểm:
Ưu điểm thì có nhiều như là dễ sử dụng, chủ động, tốc độ hoàn thành công việc nhanh, chi phí đầu tư vừa phải, vừa tạo chân bám vừa làm sạch bề mặt vân vân và mây mây…
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là bụi, bụi kinh khủng luôn và không thể xử lý được các sản phẩm mỏng vì phun sẽ dẫn đến móp méo, hư hỏng vật sơn.
Cách khắc phục bụi thì đầu tiên là lựa chọn loại cát để phun, cát càng cứng bao nhiêu thì càng ít vỡ bấy nhiêu tất nhiên điều này sẽ làm giảm bụi do chính hạt cát gây ra và giảm được số lần bạn phải mua cát 
Ngoài ra còn cần có quạt để hút và thổi bụi trong buồng phun, đồ bảo hộ lao động để công nhân của bạn có thể hoạt động tốt nhất. 
Chi phí đầu tư và máy móc cơ bản bao gồm:
1 máy nén khí công xuất tối thiểu 22kw giá dao động trên thị trường khoảng 40 – 100tr tùy từng máy và nguồn gốc máy.
1 máy hay cối bắn cát trên thị trường có 2 loại chính. Bé thì 5 – 9tr, to thì 23-27tr tùy từng đơn vị bán.
Bình tích khí: bình tích khí cũng khá nhiều loại nhưng có lẽ nên dùng nhất và hiệu quả nhất đối với hệ thống này là loại bình tích 1000l. giá dao động khoảng 10 – 13tr đồng tùy từng đơn vị bán.
Làm 1 cái buồng phun chiều dài bằng kích thước bạn muốn phun. Quy cách khá giống với buồng sấy sơn của bạn. có điều đơn giản hơn, không cần bảo ôn , có khả năng nên lót thêm lớp cao su chống mòn để tăng tuổi thọ buồng phun
+ phun bi: hệ thống phun bi thủ công hiện tại giống hệt với phun cát, có điều là hạt bi, hạt mài đắt hơn.
Ưu điểm thì không khác gì phun cát rồi và được cái là ít bụi hơn phun cát, vì bản thân hạt mài rất khó vỡ và vỡ cũng tạo ra rất ít bụi.
Nhược điểm: phun bi giá thành mua bi cao hơn dao động từ 18,5 nghìn đến 22 nghìn đồng/ 1kg tùy từng đơn vị bán và số lượng mua của bạn.
Nhược điểm tiếp theo cũng giống phun cát là không xử lý được hàng mỏng.
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này theo tôi có lẽ là do hạt mài được bắn ra với áp xuất lớn khi đã găm sâu vào khe kẽ rất khó để lấy ra. 
Trong quá trình sơn mà không để ý sơn bám ít hoặc không sơn hoặc sơn không đạt chuẩn phần khe kẽ thì chính hạt mài đó sẽ làm chất xúc tác cho quá trình oxi hóa và dẫn đến sản phẩm bị rỉ rất nhanh sau khi được lắp đặt. đặc biệt là đối với sản phẩm ngoài lắp đặt ngoài trời.
Để khắc phục tình trạng này có lẽ chỉ một cách duy nhất là phun sơn thật kỹ, bám thật tốt phần khe kẽ để lớp sơn bám luôn phần hạt mài còn lại như vậy ta sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro.
Về chi phí đầu tư thì giống y chang phun cát khô. 
Tuy nhiên bắt buộc phải sử dụng thêm lớp cao su chống mòn cho phòng phun của bạn.
- Phương pháp xử lý hóa chất:
Hóa chất khá phổ biến trong ngành công nghiệp sơn tĩnh điện, đối với sản phẩm là nhôm thì có lẽ nó là bắt buộc.
Đối với sản phầm sắt đặc thì đây cũng là phương pháp khá tối ưu.
Đối với nhôm ta sử dụng bể hóa chất là tẩy dầu và cromat
Đối với sắt ta thường sử dụng 4 bể hóa chất bao gồm: axit, tẩy dầu, định hình, phốt phát ( phosphate)
Tất nhiên giữa nhưng bể hóa chất thì cần thêm bể nước để rửa sản phẩm mỗi khi sản phẩm di chuyển từ bề này sang bể kia.
Phần bể có thể xây hoặc dùng bể nhựa hoặc dùng bể kim loại. bể thì cần bọc composit để chống thấm và tăng độ cứng của bể đồng thời chống việc hóa chất có tác động đối với vật liệu làm bể.
Bọc bể composit thông thường sẽ bọc từ 3 đến 5 lớp đối với bể hóa chất, tối thiểu 1 đến 2 lớp đối với bể nước.
Phần bọc bể composit cũng khá nhiều đơn vị cung cấp giá dao động khoảng 130 đến 150.000/1m2/ 1 lớp.
Ưu điểm đối với hóa chất mà nói thì khả năng xử lý bề mặt, tạo chân bám tốt, không gây ra bụi.
Nhược điểm: đầu tiên ta nói đến các liên quan đến môi trường, điều này gây đến khá nhiều rắc rối đối với các cơ sở sơn tĩnh điện nhỏ không nằm trong khu công nghiệp, hay cụm công nghiệp.
Nhược điểm tiếp theo là đối với các sản phẩm hộp được hàn kín 2 đầu thì chắc chắn phải xử lý phần hóa chất tồn đọng nằm trong phần ống này. 
Nếu không xử lý chính hóa chất này sẽ làm hỏng lớp sơn của bạn.
Không gian xây dựng bể khá rộng và cần có cẩu để hoàn thành công việc nhanh hơn cũng là điểm trừ đối với phương pháp này.

Từ những ưu nhược điểm trên kết hợp với mặt hàng cần xử lý của bạn chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã tự có câu trả lời cho riêng minh. Vì mỗi phương pháp sẽ đem lại cho ta một giá trị nhất định mà phương pháp khác không có được.
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào mặt hàng bạn cần xử lý, sản lượng của mặt hàng đó…
Ví dụ như bạn làm thang, máng cáp, vỏ tủ điện, nhôm … chắc chắn hóa chất sẽ đem lại cho bạn nhiều giá trị nhất
Còn đối với hàng dân dụng, cửa cổng, lan can có lẽ chúng ta nên cân nhắc rang phương pháp phun bi và phun cát cái nào phù hợp với mình hơn.
Và tất nhiên việc lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính và khả năng thu hồi vốn của chúng ta.

Trên đây là chút ý kiến cá nhân đóng góp mang tính chất tham khảo, chúc các Anh,chị em trong ngành luôn luôn thành công.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phương Pháp Xử Lý Bề Mặt Trong Sơn Tĩnh Điện

VPGD:Tầng 24 Tháp C Vinaconex 2, P Đại Kim, Q.Hoàng Mai, TP Hà Nội

Phương Pháp Xử Lý Bề Mặt Trong Sơn Tĩnh Điện

Showroom 1: Khu tái định cư Cự Khối, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội

Phương Pháp Xử Lý Bề Mặt Trong Sơn Tĩnh Điện

Showroom 2: Số 143B QL13, Kp Đông Ba, P Bình Hòa, Tx Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

Anh Hùng công ty TNHH Hùng Anh đã mua sản phẩm

XE NÂNG ĐIỆN EP STACKER 1.4 TẤN, MODEL ES14-14RAS